Điều kiện tự nhiên;gioithieu.dieukientunhien

Display portlet menu
end portlet menu bar


Cà Mau có 03 nguồn nước chủ yếu có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình khai thác sử dụng đất gồm: Nước mưa, nước mặn và nước ngầm.


  • Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu, cận xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2  mùa mưa nắng rõ rệt.


  • Rừng ở Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập úng phèn. Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có năng suất sinh học cao, đặc biệt rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh Hạ có vai trò quan trọng đối với cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hòa khí hậu và phòng hộ ven biển.


  • Cà Mau là tỉnh có 3 mặt tiếp giáp với biển, diện tích lãnh hải khoảng 67.000 km2. Đây là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn và phong phú cả về chủng loại.


  • Cà Mau là vùng đất mới do phù sa bồi tụ, được hình thành bởi 2 dòng hải lưu ở biển Đông và Vịnh Thái Lan, nhận phù sa của sông Cửu Long bồi đắp. Nhìn chung đất đai của tỉnh là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì nhiêu trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ.